-
-
- • Giới thiệu VLVH
- • Các ngành đào tạo VLVH
- • Khung chương trình đào tạo VLVH
- • Các loại hình đào tạo VLVH
- • Đào tạo ngắn hạn
- • Cơ sở liên kết
- • Văn bản liên quan
- • Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp - Hệ VLVH
- • Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường - Hệ VLVH
- • Kỹ thuật công trình xây dựng- Hệ VLVH
- • Kinh tế xây dựng - Hệ VLVH
- • Vật liệu xây dựng - Hệ VLVH
- • Cấp thoát nước - Hệ VLVH
- • Máy xây dựng - Hệ VLVH
1. Căn cứ
- Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thứ hai.
- Quy định số 267/2002/QĐ-ĐTXD ngày 10/6/2002 của Hiệu trưởng trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội về việc đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai hệ chính quy;
2. Công tác tuyển sinh: Thông tin chi tiết xem tại chuyên trang Tuyển sinh tại địa chỉ: //tuyensinh.73keys.com/.
2.1. Quy mô tuyển sinh: 300 sinh viên/ năm
2.2. Danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo
Số TT |
Ngành, chuyên ngành đào tạo |
Mã ngành |
1 |
Kỹ thuật công trình xây dựng, gồm các chuyên ngành: |
D580201 |
- Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp |
||
- Hệ thống kỹ thuật trong công trình |
||
- Xây dựng Cảng - Đường thuỷ |
||
- Xây dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện |
||
- Tin học xây dựng |
||
2 |
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (chuyên ngành: Xây dựng Cầu đường) |
D580205 |
3 |
Cấp thoát nước |
D110104 |
4 |
Công nghệ kỹ thuật môi trường (chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý môi trường) |
D510406 |
5 |
Kỹ thuật công trình biển (gồm các chuyên ngành: XD công trình ven biển, Xây dựng công trình biển - dầu khí) |
D580203 |
6 |
Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng |
D510105 |
7 |
Công nghệ thông tin |
D480201 |
8 |
Kỹ thuật cơ khí, gồm các chuyên ngành: |
D520103 |
- Máy xây dựng |
||
- Cơ giới hoá xây dựng |
||
9 |
Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ (chuyên ngành: Kỹ thuật Trắc địa xây dựng - Địa chính) |
D520503 |
10 |
Kinh tế xây dựng |
D580301 |
11 |
Quản lý xây dựng, gồm các chuyên ngành: |
D520103 |
- Kinh tế và Quản lý đô thị |
||
- Kinh tế và Quản lý bất động sản |
2.3. Đối tượng dự tuyển
- Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định; không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Diện miễn thi: Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ở trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đăng ký vào học hệ chính quy một ngành khác (trừ ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị).
- Diện thi tuyển: Những người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy có các môn thi tuyển sinh đầu vào là khối A, A1 thuộc các ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Kinh tế.
Nếu tốt nghiệp đại học ngoài công lập phải xếp hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên, nếu tốt nghiệp bằng thứ nhất tại cơ sở giáo dục nước ngoài phải có thủ tục công nhận văn bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. 4. Hình thức thi: Thi 2 môn
- Môn Toán cao cấp: Thi tự luận
- Môn Tiếng Anh: Thi trắc nghiệm.
Nhà trường sẽ thông báo kế hoạch tuyển sinh, nội dung thi, hồ sơ đăng ký dự thi, ... chậm nhất 03 tháng trước thời điểm tuyển sinh trên Website của trường.
3. Chương trình đào tạo và hình thức học:
- Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành, chuyên ngành đào tạo là chương trình đào tạo đại học hệ chính quy của ngành, chuyên ngành học đó đang được thực hiện tại trường.
- Trên cơ sở chương trình và kết quả học tập của bằng đại học thứ nhất, trường sẽ xác định số môn học được miễn và số môn cần phải học bổ sung để đạt được khối lượng kiến thức cần thiết của ngành thứ hai.
- Sinh viên học tập trung liên tục tại trường và đăng ký học theo học chế tín chỉ, có hai hình thức học: Tổ chức thành lớp môn học riêng và học ghép.
- Tổ chức thành lớp môn học riêng khi sinh viên theo học bằng đại học thứ hai đăng ký đủ số lượng để mở lớp tối thiểu 20 sinh viên/ lớp môn học. Thời gian học do Khoa quản lý ngành, chuyên ngành quy định.
- Học ghép là hình thức ghép sinh viên theo học bằng đại học thứ hai cùng học với các lớp môn học thuộc hệ đào tạo chính quy của trường.
4. Quản lý, khen thưởng, kỷ luật
- Sinh viên học để được cấp bằng đại học thứ hai chịu sự quản lý về nhân sự của địa phương nơi cư trú và cơ quan nơi công tác.
- Sinh viên học để được cấp bằng đại học thứ hai chịu sự quản lý trực tiếp về học tập của khoa quản lý ngành; có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các Quy chế, Quy định học tập.
- Sinh viên có thành tích trong học tập và trong các hoạt động của Trường, được xét khen thưởng.
- Sinh viên vi phạm Quy chế đào tạo tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
Phòng Đào tạo phối hợp với phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên và các khoa quản lý ngành trong việc tuyển sinh, lập và triển khai kế hoạch học tập, quản lý điểm và các hồ sơ đào tạo trong suốt quá trình từ khi sinh viên nhập học đến lúc ra trường.
5. Học phí và lệ phí
5.1. Lệ phí thi và lệ phí xét tuyển: Thu theo quy định tuyển sinh hiện hành.
5.2. Học phí:
- Học phí của mỗi sinh viên được xác định theo số tín chỉ mà sinh viên đăng ký để theo học. Từng học kỳ, sinh viên nộp học phí theo số tín chỉ đăng ký để học ở học kỳ đó.
- Kinh phí cho thăm quan, thực tập ngoài trường (nếu có) sẽ được tính riêng và phụ thuộc vào các khoản chi phí cụ thể của từng hoạt động.
6. Cấp văn bằng tốt nghiệp
Bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.