- • Lời chào mừng của Hiệu trưởng
-
-
-
- • Sơ đồ tổ chức
- • Hội đồng trường
- • Ban giám hiệu
- • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
-
-
- • Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
- • Khoa Cầu Đường
- • Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
- • Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng
- • Khoa Vật liệu xây dựng
- • Khoa Công trình thủy
- • Khoa Cơ khí
- • Khoa Công nghệ thông tin
- • Khoa Kỹ thuật môi trường
- • Khoa XD CT Biển & Dầu khí
- • Khoa Đào tạo quốc tế
- • Ban Quản lý và Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao
- • Khoa Giáo dục quốc phòng
- • Khoa Lý luận chính trị
- • Bộ môn Ngoại ngữ
- • Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng
-
- • Phòng Quản lý Đào tạo
- • Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên
- • Phòng Truyền thông & Tuyển sinh
- • Phòng Khoa học - Công nghệ
- • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
- • Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- • Phòng Thanh tra – Pháp chế
- • Phòng Tổ chức Cán bộ
- • Phòng Hành chính Tổng hợp
- • Phòng Tài vụ
- • Phòng Hợp tác Quốc tế
- • Phòng Quản trị - Thiết bị
- • Phòng Quản lý đầu tư
- • Phòng Bảo vệ
- • Phòng Y tế
- • Trung tâm Công nghệ Thông tin & Cơ sở dữ liệu
- • Ban Quản lý Ký túc xá
- • Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
-
-
-
- • Trung tâm hợp tác đào tạo và Tư vấn quốc tế
- • Viện Cảng - Kỹ thuật hàng hải
- • Viện Địa kỹ thuật và Công trình
- • Viện Khoa học và Công nghệ Công trình thủy
- • Viện Khoa học và Công nghệ Cơ điện Xây dựng
- • Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường
- • Viện Kỹ thuật Công trình xây dựng
- • Viện Công nghệ Cao Việt - Nhật
- • Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị
- • Viện Quy hoạch và Kỹ thuật giao thông vận tải
- • Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng
- • Viện Tin học Xây dựng
- • Viện Xây dựng Công trình biển
-
-
-
-
Hiện nay, trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức đào tạo ở cả hai bậc, Đại học và Sau Đại học.
1. Với bậc Đại học (cấp bằng Cử nhân, Kỹ sư, Kiến trúc sư), với quy mô đào tạo khoảng 20.000 sinh viên, gồm hai hình thức chính quy và vừa học vừa làm, trong đó:
Hệ chính quy: 47 ngành/chuyên ngành ở trình độ đại học, thời gian đào tạo: Bậc cử nhân là 4 năm; Bậc kỹ sư/kiến trúc sư là 5,5÷6 năm. Ngoài ra, Trường đào tạo chương trình tích hợp cử nhân-kỹ sư/kiến trúc sư hoặc cử nhân-thạc sĩ cho cùng một ngành/chuyên ngành, với thời gian đào tạo 5÷5,5 năm.
Hệ chính quy bằng 2: Gồm 10 ngành, thời gian đào tạo 1,5-2 năm, tập trung;
Hệ chính quy liên thông: Gồm 10 ngành, thời gian đào tạo 1,5-2 năm, tập trung.
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA TRƯỜNG
Ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực tháng 7/2019, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện công bố chung của 7 trường đại học đào tạo khối kỹ thuật trong nước, năm 2020 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội bắt đầu chuyển đổi mô hình đào tạo theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (KTĐQGVN). Mô hình đào tạo mới bao gồm 3 bậc trình độ tương ứng với KTĐQGVN và văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp, gồm có:
- Bậc 6, trình độ đại học, tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân.
- Bậc 7, trình độ thạc sĩ, gồm có:
+ Trình độ thạc sĩ, tốt nghiệp được cấp bằng thạc sĩ.
+ Trình độ kỹ sư/kiến trúc sư (gọi tắt là trình độ kỹ sư*), tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư/kiến trúc sư.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học chuyển đổi kiến thức qua lại giữa văn bằng kỹ sư/kiến trúc sư và thạc sĩ.
- Bậc 8, trình độ tiến sĩ, tốt nghiệp được cấp bằng tiến sĩ.
Mô hình các chương trình đào tạo chuyển đổi
Chương trình cử nhân được thiết kế cho thời gian 4 năm, định hướng cơ bản, đào tạo ngành rộng; chương trình cử nhân trang bị cho người học kiến thức khoa học, kỹ thuật nền tảng và năng lực nghề nghiệp cơ bản để có khả năng thích ứng với những công việc khác nhau trong lĩnh vực được đào tạo. Người tốt nghiệp chương trình cử nhân đạt bậc trình độ 6 trong KTĐQGVN.
Sau khi có bằng cử nhân, người học có thể đi làm hoặc học tiếp lên chương trình thạc sĩ hoặc kỹ sư* với thời gian đào tạo 1,5-2 năm.
Chương trình kỹ sư* được thiết kế áp dụng cho các ngành kỹ thuật/kiến trúc, đào tạo theo nhu cầu xã hội, kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng. Chương trình trang bị cho người học kiến thức kỹ thuật nâng cao và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu, đáp ứng ngay yêu cầu của thực tế công việc. Người tốt nghiệp chương trình kỹ sư* đạt bậc trình độ 7 trong KTĐQGVN và có thể nhận bằng thạc sĩ sau khi học chuyển đổi một số học phần.
Việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Đào tạo cử nhân, khối lượng kiến thức khoảng 130 tín chỉ (TC), thời gian đào tạo 4 năm, chuẩn đầu ra đạt bậc 6 theo KTĐQGVN, cấp bằng cử nhân.
- Giai đoạn 2: Đào tạo thạc sĩ hoặc kỹ sư*, khối lượng kiến thức từ 60 TC, thời gian đào tạo 1,5÷2 năm, chuẩn đầu ra đạt bậc 7 theo KTĐQGVN, áp dụng cho cùng ngành đào tạo hoặc các ngành gần, cấp bằng thạc sĩ hoặc kỹ sư/kiến trúc sư.
Trường hợp Sinh viên học cùng ngành/chuyên ngành ở 2 giai đoạn nêu trên, thời gian đào tạo rút ngắn xuống còn 5 đến 5,5 năm theo một chương trình tích hợp. Nguời tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng cử nhân, kỹ sư/kiến trúc sư.
2. Với bậc Sau Đại học: 19 ngành/chuyên ngành bậc Sau Đại học (trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ).
Bên cạnh đó, trường còn tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn (cấp chứng chỉ) nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức với các chuyên đề xuất phát từ yêu cầu thực tiễn như Giám sát thi công xây dựng công trình, Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Đấu thầu xây dựng, Bất động sản, Các lớp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho Kỹ sư mới ra trường ...