bet 365app - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Khoa Cơ khí

Giới thiệu

Ngành Máy xây dựng được đào tạo ở Đại học Bách khoa từ khoá 5. Thực hiện Quyết định số 144/CP ngày 08/8/1966 về việc thành lập trường Đại học Xây dựng, ngành Máy xây dựng được tách về trường Đại học Xây dựng, ban đầu được xếp ở khoa Thuỷ lợi – Cảng. Tháng 9 năm 1967, bộ môn Máy xây dựng được tách ra khỏi khoa Thuỷ lợi – Cảng để thành lập khoa Cơ khí xây dựng gồm các bộ môn sau:

  • Bộ môn Máy xây dựng
  • Bộ môn Điện kỹ thuật
  • Bộ môn Nhiệt kỹ thuật
  • Xưởng Cơ khí

Pineapple

Thầy và trò khoa Cơ khí

- Một số mốc thời gian

  • Năm 1968, Khoa thành lập bộ môn Cơ sở kỹ thuật Cơ khí. Chủ nhiệm Khoa đầu tiên là PGS.TS Đặng Quốc Sơn. Thời gian đầu, trụ sở Khoa đóng tại Gia Lương – Hà Bắc (nay là Lương Tài – Bắc Ninh).
  • Năm 1971, Khoa chuyển lên Bồng Xuyên – Hương Canh và ở đó cho đến năm 1981. 
  • Năm 1982, Khoa chuyển về Phúc Xá – Ba Đình – Hà Nội, sau đó chuyển về Đồng Tâm – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Lúc này,  bộ môn Nhiệt kỹ thuật chuyển khỏi Khoa và bộ môn Vật lý chuyển về Khoa.
  • Năm 2006, phòng Nghiên cứu thực nghiệm Cơ khí được thành lập từ xưởng Cơ khí.
  • Năm 2007, trước yêu cầu của xã hội, bô môn Máy xây dựng tách thành hai bộ môn là bộ môn Máy xây dựng và bộ môn Cơ giới hoá xây dựng. Từ đó, bên cạnh việc đào tạo các kỹ sư chuyên ngành máy xây dựng, khoa còn đào tạo thêm các kỹ sư chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng.
  • Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng đã ký Quyết định số 448/QĐ-ĐHXD đổi tên Khoa Cơ khí Xây dựng thành KHOA CƠ KHÍ.

- Thành tích

  • Song song với nhiệm vụ đào tạo, cán bộ giảng dạy (CBGD) khoa Cơ khí còn tham gia công tác NCKH và phục vụ sản xuất. Đội ngũ CBGD tham gia chủ trì các đề tài NCKH, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng. Khoa và Viện Khoa học và Công nghệ Cơ điện xây dựng đã trở thành địa chỉ tin cậy của các cơ sở sản xuất cũng như các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu - triển khai các dự án, đề tài về Cơ điện  xây dựng.
  • Nhiều công trình nghiên cứu - ứng dụng của các thầy đã và đang phát huy hiệu quả trong sản xuất. Nhiều công trình khoa học đã nhận giải thưởng cấp Quốc gia, “Bản quyền sáng chế”, huy chương Vàng tại các Hội chợ triển lãm khoa học, …
  • Nhiều đơn vị, cá nhân trong Khoa được tặng thưởng Huân - Huy chương lao động, chống Mỹ cứu nước của Chính phủ.
  • Phong trào sinh viên tham gia NCKH, thi Olympic và thi Đồ án tốt nghiệp xuất sắc là một hoạt động thường niên của các thầy - cô và sinh viên trong Khoa.
  • Cùng với sự hình thành và phát triển của trường Đại học Xây dựng (nay là trường Đại học Xây dựng Hà Nội), khoa Cơ khí xây dựng (nay là khoa Cơ khí) đã trở thành một phần không thể tách rời trong sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của nhà trường.
  • Nhiều thế hệ thầy – trò trong Khoa đã nối tiếp nhau đóng góp công sức xây dựng khoa Cơ khí, trường Đại học Xây dựng Hà Nội nói riêng và xây dựng đất nước nói chung ngày càng phát triển.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

  

Khoa Cơ khí hiện có 05 bộ môn và 01 phòng nghiên cứu

Khoa đào tạo các bậc học Đại học và Sau đại học ngành Kỹ thuật cơ khí

  • Đại học: 

+ Ngành Kỹ thuật Cơ khí (đào tạo từ năm 2019)

+ Ngành Kỹ thuật điện (đào tạo từ năm 2023)

+ Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện (đào tạo từ năm 2019)

+ Chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô (đào tạo tư năm 2021)

+ Chuyên ngành Máy xây dựng

+ Chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng

  • Cao học: Thạc sĩ ứng dụng và Thạc sĩ nghiên cứu

+ Ngành Kỹ thuật Cơ khí

+ Ngành Kỹ thuật Cơ khí

  • Tiến sỹ: 

+ Ngành Kỹ thuật Cơ khí

Lãnh đạo đơn vị

  • Trưởng khoa:       PGS. TS. Lưu Đức Thạch
  • Phó trưởng khoa: GVC.TS. Lê Hồng Chương
  • Phó trưởng khoa: TS. Cao Thành Dũng

Đội ngũ cán bộ

  • Cán bộ giảng dạy: 45
  • Cán bộ viên chức: 09

       Trong đó:         

  • Giáo sư: 01
  • Phó Giáo sư:  03
  • Tiến sỹ:  13
  • Thạc sỹ: 32
  • Giảng viên cao cấp: 04
  • Giảng viên chính: 05 
  • Xây dựng chương trình và đào tạo bậc học đại học và sau đại học ngành Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện với 04 chuyên ngành Máy xây dựng, Cơ giới hoá xây dựng, Kỹ thuật Cơ điện, Kỹ thuật Ô tô đảm bảo chuẩn đầu ra của người học đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực Cơ khí, Điện, Điều khiển đặc biệt là trong thiết kế - thi công các máy xây dựng, hệ thống điện trong và ngoài công trình, hệ thống điều khiển công nghiệp.
  • Hợp tác, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Khoa.  

Ngành/Chuyên ngành đào tạo

  • Đại học:    Kỹ thuật Cơ khí; Kỹ thuật Cơ điện; Kỹ thuật Ô tô; Máy xây dựng;  Cơ giới hóa xây dựng; Kỹ thuật điện
  • Thạc sỹ:    Kỹ thuật cơ khí
  • Tiến sỹ:     Kỹ thuật cơ khí.

Chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế giúp người học phát triển toàn diện bao gồm các khối kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng ở mức độ hợp lý; khối kiến thức về kỹ thuật cơ khí, về kỹ thuật thi công xây dựng nhằm đào tạo các kỹ sư có năng lực làm việc tập thể và năng lực chuyên môn để đáp ứng tốt những công việc  trong lĩnh vực Cơ khí; điện; điều khiển hoặc theo đuổi những mục tiêu riêng của mình sau khi tốt nghiệp.

Các giảng viên trong Khoa cùng với Viện KH&CN Cơ điện xây dựng đã và đang nghiên cứu nhiều vấn đề khoa học trong các lĩnh vực cơ khí như:

  • Thiết bị nâng: Cần trục tháp, cầu trục, cổng trục, cần trục chân đế, …
  • Thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng: trạm trộn bê tông, các loại máy nghiền, các loại máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, các loại máy rung và va rung trong xây dựng, thiết bị sản xuất xi măng, 
  • Thiết bị làm đất: các thiết bị lắp trên máy xúc thuỷ lực, máy làm đất có tốc độ cao, …
  • Thiết bị làm đường: các máy rung làm chặt, các loại máy phá vỡ kết cấu mặt đường nhựa để rải thảm, các loại máy đục bó vỉa bê tông tự hành, các loại máy làm mặt đường bê tông, … 
  • Hệ thống điện, trạm điện và hệ thống điều khiển

Một phần các kết quả nghiên cứu khoa học trên đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Bên cạnh các lĩnh vực nghiên cứu truyền thống trên, trước nhu cầu phát triển của thị trường, các cán bộ giảng viên trong Khoa đang mở ra các hướng nghiên cứu mới như: Các hệ thống điều khiển thiết bị trong máy và công trình; Các hệ thống điện – điện tử trong công trình; vật liệu mới; …

Các kỹ sư do khoa Cơ khí đào tạo có thể làm các công việc trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, trong các nhà máy xí nghiệp; tư vấn,  thiết kế máy và thiết bị công nghệ và hệ thống điện, trạm điện; kiểm định thiết bị xây dựng; chế tạo, lắp đặt máy; kinh doanh thiết bị, máy móc xây dựng hoặc làm công tác giảng dạy  nghiên cứu khoa học.

 

Một buổi sinh hoạt chuyên môn của các giảng viên trong Khoa

Các giảng viên trong Khoa tham gia tham gia cuộc thi nội trợ ngày 8/3

Thầy – trò khoa Cơ khí giao lưu với các doanh nghiệp

Sinh viên Khoa tham gia tình nguyện

  • Văn phòng Khoa Cơ khí, P.109 nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội - Số 55, Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
  • Tel: (024) 38.691.445 - Hotline: 0983.834452 
  • Email: [email protected]
  • Website: //cokhi.73keys.com/